AC Milan thăng hoa: Tuyệt vời Paolo Maldini!
LeBron James cùng Lakers đi vào lịch sử với chức vô địch đầu tiên
Hoàng Hiệp nổi lên cùng thời với các ca sĩ, nhạc sĩ tên tuổi như Tuấn Hưng, Tường Văn, Hồ Hoài Anh, Bằng Kiều... Thời gian đầu trong sự nghiệp, nam ca sĩ được biết đến là thành viên của nhóm nhạc Giao Thời. 12 năm qua, anh sang Mỹ định cư và tiếp tục nuôi dưỡng đam mê nghệ thuật qua nhiều sản phẩm âm nhạc. Xuất hiện tại chương trình Nhà có khách tập 77, ca sĩ Hoàng Hiệp đã có những phút trải lòng cùng Thúy Nga về cuộc sống nơi xứ người.Chia sẻ về cuộc sống hiện tại, Hoàng Hiệp cho biết anh đầu tư studio lớn để thực hiện một số chương trình livestream cho các nghệ sĩ. Bên cạnh đó, anh còn dạy luyện thanh, sửa bài cho một số ca sĩ. Những năm sang Mỹ sinh sống, nam ca sĩ chia sẻ anh luôn biết ơn những gì đã xảy ra. "Sau 12 năm đặt chân đến Mỹ, tôi vẫn cảm thấy mình là người may mắn. Thời gian đầu thì cực lắm, nhưng dần dần mình cũng phải cố gắng để vượt qua. Bây giờ, quan trọng nhất là mình làm cho các con", nam ca sĩ bộc bạch. Theo Hoàng Hiệp, âm nhạc là cứu cánh giúp anh vượt qua những giai đoạn khó khăn của cuộc đời. Từng có khoảng thời gian, nam ca sĩ mắc chứng trầm cảm, phải điều trị và may mắn đã vượt qua. Khi Thúy Nga hỏi về nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, Hoàng Hiệp cho biết có một vài lý do, trong đó có việc gia đình gặp chuyện không may ở Việt Nam. Lúc đó, anh sinh sống ở Mỹ, nhưng do điều kiện không cho phép, anh không thể về thăm, không thể ở bên cạnh người thân để cùng động viên và sẻ chia. Anh tâm sự: "Khi những người thân đang yếu đuối, đau khổ nhất, mình lại không thể ở bên cạnh. Dần dần nhiều thứ tích tụ từng chút, mình buồn rầu rồi sinh ra trầm cảm. May mắn là tôi chỉ ở giai đoạn đầu".Hoàng Hiệp kể thêm: "Mỗi người sẽ có biểu hiện khác nhau. Ban ngày tôi bận rộn công việc, nhưng đến buổi tối khi có một mình là tôi lại trầm cảm không muốn nói chuyện với ai, không muốn ra ngoài tiếp xúc với ai cả. Những lúc như thế, tôi chui vào phòng thu, vừa hát vừa khóc, rồi xóa đi thu lại. Lúc đi bác sĩ, được kê thuốc nhưng tôi uống không nổi vì quá mạnh, nó làm con người mình không bình thường, hồi hộp, khó chịu hơn. Nhiều bạn bè khi biết chuyện khuyên tôi nên bỏ uống thuốc đi. Lúc mình quyết tâm bỏ thuốc thì thực sự phải chiến đấu với tư tưởng của mình để cân bằng lại cuộc sống. Mình chữa lành bằng cách tìm đến những người tin tưởng, có thể chia sẻ được, ngồi lắng nghe mình nói. Người ta không cần khuyên gì cả, chỉ cần đồng cảm với mình, đó là cách chữa lành tốt nhất".Vượt qua biến cố, Hoàng Hiệp chia sẻ bây giờ anh yêu đời hơn, cứ được đi hát là cảm thấy hạnh phúc. Mỗi ngày, anh vẫn tiếp tục với công việc giảng dạy, dành thời gian chăm sóc gia đình. Anh tiết lộ bản thân đang ấp ủ một số dự án âm nhạc. "Ngoài đời có nhiều điều đẹp đẽ lắm, buồn thì xách xe chạy ra biển, rồi đi gặp gỡ bạn bè, chia sẻ chuyện này chuyện kia. Đôi khi cuộc sống làm mình phải chạy theo guồng, nếu mình không dành thời gian cho bản thân thì rất dễ bị căng thẳng, để lâu ngày sẽ thành trầm cảm. Sau kinh nghiệm từng bị trầm cảm, tôi nhận thấy một điều rằng mình phải yêu bản thân trước rồi sau đó mới yêu người khác", anh bày tỏ.
Từ vay tiền mua vé tàu đi học đến công việc với mức lương 34 triệu đồng/tháng
ĐBSCL còn 2 đợt mặn xâm nhập sâu
Tối ngày 2.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Quốc Việt Phó giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau và Đinh Cẩm Nhung kế toán đơn vị này để điều tra về hành vi lập quỹ trái phép."Quyết định được tống đạt vào chiều cùng ngày, công tác khám xét nơi làm việc, nơi ở của 2 bị can trên cũng được thực hiện và 2 bị can đều được tại ngoại để điều tra", nguồn tin từ Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau xác nhận.Trước đó, tháng 3.2024, bị can Việt và bị can Đinh Thị Cẩm Nhung (kế toán trung tâm) bị kỷ luật cảnh cáo vì liên quan đến kết luận thanh tra về công tác điều hành, quản lý và sử dụng tài sản công, các nguồn tài chính tại trung tâm. Sau đó, đến tháng 7.2024, Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau có quyết định cho bị can Trần Quốc Việt, từ Giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau, giữ chức vụ phó giám đốc trung tâm.Như Thanh Niên thông tin, trước đó Thanh tra tỉnh Cà Mau có kết luận thanh tra về công tác điều hành, quản lý và sử dụng tài sản công, các nguồn tài chính tại Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau. Đồng thời, đề nghị chuyển hồ sơ vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm tại trung tâm sang cơ quan điều tra.Cụ thể, trong niên độ thanh tra 2013 - 2022, Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau được xác định có nhận 455 triệu đồng từ các khoản thu do các công ty chi hoa hồng, khen thưởng tập thể, bán giấy vụn... nhưng không nhập quỹ cơ quan mà thành lập quỹ đời sống. Trung tâm không đưa vào hệ thống sổ sách kế toán để theo dõi, quản lý; không lập chứng từ thu, chi; không hạch toán kế toán, không có báo cáo tài chính. Các khoản chi từ nguồn này không thông qua tập thể cơ quan mà do giám đốc trung tâm tự quyết định chi, nhưng không có hồ sơ, chứng từ chứng minh. Theo kết luận thanh tra, hành vi trên có dấu hiệu phạm tội lập quỹ trái phép.Riêng khoản tiền các cá nhân nộp lại từ tiền công chỉnh lý tài liệu 3,6 tỉ đồng, Thanh tra xác định, các khoản mà giám đốc trung tâm báo cáo đã chi hỗ trợ cho các tập thể và cá nhân ngoài trung tâm với số tiền 888 triệu đồng. Tuy nhiên xác minh, có 1/7 tập thể không thừa nhận có nhận số tiền 8 triệu đồng, có 52/58 cá nhân không thừa nhận đã nhận số tiền 373 triệu đồng. Điều này cho thấy, các khoản chi nêu trên không có căn cứ xác định là có thật toàn bộ; hiện nay khoản tiền trên không còn tồn quỹ tiền mặt và không thể hiện trên số dư tài khoản tiền gửi. Thanh tra cho rằng, hành vi này có dấu hiệu phạm tội tham ô tài sản.Kết luận thanh tra cũng nêu, việc thành lập quỹ đời sống không thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm; những khoản thu, chi không thông qua ban giám đốc và không thông qua tập thể trung tâm. Hiện nay, kế toán và thủ quỹ Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau đã làm mất danh sách có ký tên của người nộp tiền, chỉ còn số liệu theo sổ theo dõi của kế toán.
Hàng triệu ô tô Honda bị điều tra vì tự động phanh khẩn cấp gây tai nạn
Ngày 4.2, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định thông tin, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, vừa ký văn bản gửi Bộ Quốc phòng, Quân chủng Phòng không - Không quân về việc đề nghị bàn giao mặt bằng đất quốc phòng với diện tích hơn 109 ha để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại sân bay Phù Cát.Trong đó, diện tích đất xây dựng đường cất hạ cánh số 2 khoảng 75,7 ha, đất xây dựng các đường lăn nối gần 29,4 ha và đất xây dựng đường công vụ khoảng 4,3 ha.Theo UBND tỉnh Bình Định, sân bay Phù Cát được xây dựng từ những năm 1960 - 1970. Từ sau năm 1975, sân bay Phù Cát được sử dụng là căn cứ của Không quân Việt Nam, phần lớn đất đai do Bộ Quốc phòng quản lý.Năm 1985, sân bay Phù Cát bắt đầu khai thác hoạt động hàng không dân dụng và trở thành Cảng hàng không Phù Cát. Cảng hàng không Phù Cát có 1 đường cất hạ cánh bằng bê tông xi măng, hiện là tài sản thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.Sau khoảng 60 năm sử dụng (vượt gần 3 lần tuổi thọ thiết kế), hầu hết các tấm bê tông đã bị nứt, nguy cơ phát sinh mảnh vỡ gây mất an toàn khai thác, đồng thời sức chịu tải thấp dẫn đến chỉ đảm bảo khai thác giảm tải các loại tàu bay như A320/321 và tương đương.Theo ông Phạm Anh Tuấn, với tình trạng nêu trên, rất cần thiết phải thực hiện việc đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh này. Tuy nhiên, do đây là đường cất hạ cánh bằng bê tông xi măng nên để tiến hành sửa chữa, cải tạo, nâng cấp phải đóng cửa cảng hàng không trong thời gian khá dài, dự kiến từ 10 - 12 tháng, với kinh phí đầu tư xây dựng khoảng 1.400 tỉ đồng."Việc đóng cửa Cảng hàng không Phù Cát sẽ không đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị quân đội, ảnh hưởng lớn đến việc khai thác đường bay dân dụng, trực tiếp là các hoạt động thu hút đầu tư, du lịch... phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định", ông Tuấn nói.Để phát huy hiệu quả những lợi thế về vị trí và các tiềm năng sẵn có, cảng hàng không Phù Cát cần được ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại, bền vững, xứng đáng với vị thế, vai trò là cảng hàng không quốc nội có các tuyến bay quốc tế; là sân bay chính trong hệ thống phòng thủ quốc phòng, là căn cứ quân sự quan trọng trong hệ thống phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, góp phần tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh Bình Định và vùng trọng điểm kinh tế miền Trung - Tây nguyên.Khi lập quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ GTVT đã thống nhất với Bộ Quốc phòng phương án quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đó, Bộ GTVT đã phê duyệt quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Nhằm đảm bảo khai thác hàng không dân dụng an toàn, hiệu quả, giữ được đường cất hạ cánh số 1 luôn sẵn sàng phục vụ chiến đấu của các đơn vị quân đội, đường cất hạ cánh số 2 cũng sẵn sàng phục vụ các đơn vị quân đội khi có nhu cầu, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai đầu tư xây dựng ngay đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.Bộ Quốc phòng cũng đã thống nhất về chủ trương đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Phù Cát. Đồng thời, Chính phủ đã có văn bản giao cho UBND tỉnh Bình Định là cơ quan chủ quản đầu tư dự án xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại khu bay Cảng hàng không Phù Cát.Hiện UBND tỉnh Bình Định đang triển khai các thủ tục pháp lý đầu tư xây dựng để triển khai đầu tư xây dựng dự án đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại khu bay Cảng hàng không Phù Cát.